Chương trình HELP

Chương trình HELP t lp 1 - 12

Vì sao Nhà trường cn có chương trình HELP?

“Để thành công trong học đường, sự nghiệp và cuộc sống ở thế kỷ 21, học sinh cần được hỗ trợ để thành thạo cả kiến thức và kỹ năng”. “Các kỹ năng của thế kỷ 21 là nhu cầu của tất cả học sinh, bất kể dự định tương lai là gì – và nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến tiền đồ của học sinh”. (Trích từ Hướng dẫn P21) Chương trình HELP của Olympia được thiết kế trên khung tiêu chuẩn “Partnership 21st century framework” và “Common core” nhằm hiện thực hoá sứ mệnh “chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng cho cuộc sống".

Nhng đim khác bit ca chương trình HELP?

HELP là những chữ cái đầu của 4 từ tiếng Anh:

  • Health Education (Giáo dục Sức khoẻ)
  • Economics & Global Understanding (Hiểu biết toàn cầu và Kinh tế)
  • Life & Career skills (Kỹ năng sống và nghề nghiệp)
  • Personal Development (Phát triển Nhân cách).

Nó là một phần thống nhất của toàn bộ chương trình Nhà trường, cùng lúc cung cấp kiến thức và các cơ hội trải nghiệm cuộc sống thực. Học sinh được cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ để ra các quyết định đúng đắn về các vấn đề: Phong cách sống lành mạnh; Các mối quan hệ tích cực; An toàn cho bản thân và những người xung quanh; Đóng góp cho Nhà trường và cộng đồng; Hiểu biết về tiền và chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

Vic hc tp được t chc như thế nào?

HELP là một chương trình học tập phát triển mà qua đó học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng cần thiết để áp dụng vào cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Cũng giống như cách tiếp cận của các bộ môn khác trong trường, HELP giúp học sinh phát triển những giá trị và nhu cầu đặc trưng riêng để phát triển như một cá nhân, một thành viên trong gia đình và xã hội.

HELP có thể giúp Nhà trường giảm thiểu hoặc xoá bỏ những rào cản mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập, cải thiện rõ rệt khả năng học và thành quả của học sinh. HELP đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển tinh thần, đạo đức, văn hoá và xã hội cho học sinh, những hành vi an toàn và trách nhiệm đối với mọi thành viên trong nhà trường.

HELP trang bị cho học sinh kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng và chiến lược để sống khoẻ mạnh, an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm, thành công và cân bằng. Nó khuyến khích học sinh trở thành những con người tự chủ và hỗ trợ tạo ra những chuyển đổi hiệu quả, học tập tích cực và lựa chọn nghề nghiệp và đạt được những thành quả về kinh tế. Một trong những thành tố quan trọng của HELP là cung cấp các cơ hội để học sinh tự nhận thức và tường minh về những giá trị và đặc điểm riêng của bản thân, khám phá những giá trị phức tạp – đôi khi mâu thuẫn nhau mà chúng gặp phải trong hiện tại và tương lai.

HELP đóng góp vào quá trình phát triển nhân cách bằng cách giúp học sinh xây dựng được sự tự tin, sự linh hoạt và lòng tự trọng, xác định và quản lý rủi ro, có những lựa chọn cân nhắc kỹ và hiểu những ảnh hưởng của các quyết định của mình. Nó giúp học sinh nhận diện, chấp nhận và tạo dựng hình ảnh bản thân, hiểu và thích nghi với sự khác biệt và thay đổi, quản lý cảm xúc và giao tiếp tích cực trong các hoàn cảnh khác nhau. Học sinh phát triển khả năng tự nhận thức về bản thân, đồng cảm và hợp tác với người khác sẽ tạo dựng và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp, có được những kỹ năng cần thiết để phát triển nghề nghiệp và hưởng thụ cuộc sống sau này.

Mc tiêu ca chương trình? Mục tiêu bao quát của HELP là trang bị cho học sinh:

  • Kiến thức chính xác và phù hợp
  • Các cơ hội để biến những kiến thức đó thành sự hiểu biết của cá nhân
  • Các cơ hội để khám phá, thẩm định và nếu cần, thách thức những giá trị, thái độ, niềm tin và trách nhiệm của bản thân với người khác
  • Các kỹ năng và chiến lược cần thiết để sống khoẻ mạnh, an toàn, đầy đủ, trách nhiệm và cân bằng.

 

IMG_0027

 

Các khái niệm tổng quát
  • Nhận dạng bản thân (các giá trị, thái độ, đặc trưng, thành quả của bản thân và những yếu tố ảnh hưởng)
  • Các mối quan hệ (bao gồm nhiều loại và trong nhiều hoàn cảnh)
  • Phong cách sống lành mạnh (bao gồm cả thể chất, tinh thần và xã hội), cân bằng (bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc, luyện tập, nghỉ ngơi, mua sắm, tiết kiệm và ăn uống)
  • Các rủi ro (học cách quản lý thay vì trốn tránh) và an toàn (bao gồm ứng xử và chiến thuật trong những hoàn cảnh khác nhau)
  • Sự đa dạng và bình đẳng (dưới mọi hình thức)
  • Quyền lợi, trách nhiệm (bao gồm sự công bằng và luật pháp) và sự thống nhất (trong những hoàn cảnh khác nhau)
  • Sự thay đổi (học cách quản lý) và sự kiên cường (các kỹ năng, chiến thuật và “nội lực” có thể huy động khi đối mặt với những thay đổi hoặc tình huống đầy thách thức)
  • Sức mạnh (xử lý như thế nào trong những hoàn cảnh khác nhau, bao gồm thuyết phục, ép buộc, đàm phán và kết quả “cùng thắng”)
  • Nghề nghiệp (bao gồm hiểu biết và doanh nghiệp và kinh tế)
Các lĩnh vc giáo dc ca HELP là gì?
  1. Giáo dc Sc kho
    • Cơ thể người và chăm sóc
    • Dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt
    • Thẩm mỹ và công nghệ
    • Ẩm thực
    • Giáo dục giới tính
  2. Hiu biết toàn cu và kinh tế
    • Chính phủ và Công dân
    • Tài chính cá nhân
    • Kinh doanh, Tiếp thị và Doanh nghiệp
    • Văn hoá Việt Nam
    • Giao thoa văn hoá
  3. K năng sng, k năng hc tp và đnh hướng ngh nghip
    • Kỹ năng sống và kỹ năng học tập
    • Định hướng nghề nghiệp
    • Kỹ năng nghiên cứu
    • Chuẩn bị hành trang vào đại học
  4. Phát trin nhân cách
    • Cảm xúc
    • Hành vi
    • Tự nhận thức
    • Làm chủ bản thân

anh 1

 

Chương trình được thc hin như thế nào? Chúng tôi thực hiện theo 10 nguyên tắc của Hiệp hội PSHE (giáo dục sức khoẻ, nhân cách, kinh tế và kỹ năng xã hội)

  1. Xuất phát từ học sinh: học sinh đã biết gì, hiểu gì, có thể nói gì và làm gì? Học sinh tham gia vào xây dựng chương trình.
  2. Xây dựng một “chương trình xoáy chôn ốc” cung cấp những trải nghiệm mới và thách thức hơn trên cơ sở những gì đã có nhằm tái hiện và phù hợp những nhu cầu phát triển cá nhân.
  3. Phương pháp tích cực không nhằm gây sốc hoặc cảm giác tội lỗi mà tập trung vào những việc học sinh có thể làm để giúp bản thân mình và những người xung quanh được khoẻ mạnh, an toàn, hướng tới một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn.
  4. Cung cấp các phong cách dạy và học đa dạng, chú trọng học tập tương tác và giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn.
  5. Cung cấp các thông tin thực tế và phù hợp nhằm củng cố những chuẩn mực xã hội tích cực.
  6. Khuyến khích học sinh tái hiện lại những bài học và tiến bộ đã đạt được, biến những gì học được thành lời nói và hành động trong các môn học, từ nhà trường đến gia đình và cộng đồng
  7. Hiểu rằng HELP chỉ là một phần những gì nhà trường có thể làm để giúp học sinh phát triển tri thức, kỹ năng, thái độ và hiểu biết cần thiết để phát huy năng lực bản thân. Liên kết HELP với các môn học và hoạt động giáo dục khác như một tổng thể để hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra môi trường giúp sự lựa chọn có trách nhiệm luôn là lựa chọn dễ dàng. Khuyến khich các giáo viên, nhân viên, phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia.
  8. Gắn HELP với những hoạt động khác đảm bảo học sinh có các mối quan hệ tích cực với người lớn, thấy mình được coi trọng và những tổn thương được xác định và hỗ trợ kịp thời
  9. Tạo cơ hội cho học sinh ra quyết định về cuộc sống của mình, được tham gia vào những hoạt động gắn với những lựa chọn trưởng thành và được thể hiện khả năng chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
  10. Cung cấp một môi trường học tập an toàn và thuận lợi để học sinh có được sự tự tin đặt câu hỏi, phản biện thông tin, tự rút ra bài học kinh nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý kiến và thực hành những kiến thức học được vào cuộc sống.