Chương trình Tiếng Anh Olympia

Chương trình tiếng Anh của trường PTLC Olympia được xây dựng dựa trên cách tiếp cận ngôn ngữ học thuật và tư duy (Cognitive Academic Learning Proficiency – CALP). Hướng tiếp cận này giúp học sinh, trong suốt lộ trình học phổ thông, phát triển tích hợp và toàn diện 04 kỹ năng ngôn ngữ (Nghe – Nói – Đọc – Viết), thay vì chỉ tập trung vào phần bề nổi của ngôn ngữ như phát âm hay kỹ năng giao tiếp thông thường.

Vượt ra khỏi mục tiêu giao tiếp và các bài thi chuẩn hóa ngoại ngữ thông thường, giáo dục tiếng Anh tại Olympia xác định rõ học sinh cần sử dụng các kỹ năng ngoại ngữ như một công cụ để tìm hiểu kiến thức từ nhiều lĩnh vực, xây dựng các năng lực tư duy nền tảng và năng lực học tập trọn đời. Chương trình Tiếng Anh tại Olympia đi sâu vào cả phần chìm của tảng băng trôi, tạo nền tảng vững chắc cho học sinh không chỉ học tập tại các bậc học cao hơn, mà còn hội nhập và chinh phục bất cứ môi trường học tập và công việc nào trên thế giới. 

Các phương pháp học tập tiếng Anh tại Olympia:

  • Phương pháp CLIL (Content and Language Integrated Project): Tích hợp ngôn ngữ và kiến thức học thuật
  • Phương pháp học tập truy vấn (inquiry-based learning): học sinh tự xác định mình muốn học như thế nào, nội dung gì. Từ đó, dưới sự hướng dẫn và tư vấn của giáo viên, học sinh sẽ tự nghiên cứu, thảo luận và đưa ra những kết luận thông tin. 
  • Phương pháp học tập trải nghiệm: Học sinh được tương tác với đời sống thông qua các chuyến học tập trải nghiệm để từ đó rút ra nhiều bài học thực tế.
  • Phương pháp tư duy trực quan (Visible Thinking),: Việc dạy học trực quan giúp tăng cường trí tưởng tượng và tư duy của học sinh, từ đó để học sinh hiểu được những nội dung kiến thức một cách chân thật nhất. 

TS. Nguyễn Chí Hiếu - người cố vấn và trực tiếp thiết kế chương trình Tiếng Anh cho Olympia. TS. Nguyễn Chí Hiếu từng đoạt học bổng toàn phần A-level của Trường Cambridge Tutors College (Anh) năm 2002; là sinh viên giỏi nhất nước Anh năm 2004; là một trong 100 sinh viên giỏi nhất thế giới năm 2006... Anh cũng 5 lần đoạt giải thưởng dành cho trợ giảng và giảng viên xuất sắc tại Đại học Stanford; là thủ khoa chương trình MBA, Đại học Oxford năm 2016.

 

Nền tảng xây dựng chương trình Tiếng Anh Olympia:

  • CEFR: Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu. Học sinh sẽ được phát triển 4 kỹ năng ngôn ngữ với mức độ khó tăng cấp theo độ tuổi và cấp học. 

  • Khung kỹ năng của thế kỷ 21 cần thiết cho học sinh được tích hợp và triển khai một cách thực chất, không nặng hình thức trong chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Các kỹ năng của thế kỷ 21 được đẩy mạnh tại Olympia bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, tư duy phản biện, khả năng sáng tạo và khả năng nắm bắt nội dung.

  • Các kỹ năng học tập suốt đời.

Những khung nền tảng này được cụ thể hoá như sau:

I. Nhóm kỹ năng ngôn ngữ cơ bản

Các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) của học sinh được tích hợp trong tất cả các bài học của học sinh từ bậc tiểu học tới bậc trung học phổ thông. 

Ví dụ:


Bài học số 2, chủ đề “Family” của học sinh lớp Một. 

Đọc: Bài đọc học thuật trong sách giáo khoa dài 70-100 chữ

Nghe: 2 file audio trong sách giáo khoa, mỗi file khoảng 30 giây

Viết: Viết 1-2 câu giới thiệu về thành viên gia đình

Nói: Nói và trả lời câu hỏi về các thành viên gia đình, giới thiệu gia đình có bao nhiêu người

 

Các nội dung trong nhóm kỹ năng ngôn ngữ cơ bản tổng hợp cả nội dung học thuật và nội dung xã hội (tình huống giao tiếp, đời sống). Học sinh Olympia có thể đáp ứng được tiêu chuẩn của bất kỳ kì thi nào với khung điểm số và thành tích tham chiếu dưới đây.

 

 

II. Nhóm kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21 (5C)

Khi các chương trình đào tạo tiếng Anh còn đặt nặng vào “lớp vỏ” ngôn ngữ, tập trung vào những kỹ năng có thể điểm số hóa mà bỏ qua những năng lực cần thiết bên trong, học sinh chỉ sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp cơ bản chứ chưa thể đạt tới trình độ “tư duy bằng tiếng Anh” hay sử dụng tiếng Anh trong các môi trường phức tạp. Chương trình tiếng Anh Olympia đi sâu vào lớp “lõi” của ngôn ngữ, hoàn thiện nhóm kỹ năng phức tạp hơn phương diện ngôn ngữ cơ bản như sau:

  • Kỹ năng giao tiếp (Hội thoại, tranh biện, thuyết trình)

  • Kỹ năng hợp tác (Đảm nhận trách nhiệm, quản lý dự án, giải quyết vấn đề)

  • Tư duy phản biện (đánh giá ý tưởng, tranh luận và ý kiến, tổng hợp ý kiến, tư duy hệ thống…)

  • Khả năng sáng tạo (Sự tò mò thúc đẩy hoạt động sáng tạo, triển khai những đổi mới và sáng tạo trong học tập thông qua các dự án, bài tập nhóm)

  • Kỹ năng liên quan tới kiến thức học thuật (Nghiên cứu và đánh giá thông tin, quản lý thông tin, tạo ra thông tin để thể hiện sự hiểu biết và cách tư duy mới)

 

Để học sinh được phát huy tối đa nhưng kỹ năng của thế kỷ 21, chương trình Tiếng Anh tại Olympia mở rộng ở nhiều hoạt động đặc sắc: Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc (OLMUN), các chương trình giao lưu văn hoá hay các tiết học tranh biện, đóng kịch...

III. Kỹ năng học tập suốt đời

Kỹ năng học tập suốt đời là một trong những điểm nổi bật và khác biệt trong chương trình tiếng Anh tại trường Olympia với mong muốn đem lại cho học sinh những kỹ năng không chỉ trong môi trường hiện tại mà cả cuộc sống sau này, định hướng học tập vì sự phát triển bền vững. Kỹ năng học tập suốt đời tập trung vào 4 mục tiêu chính.

  • Học để biết: Học sinh nắm vững các công cụ học tập, chủ động tìm tòi tài liệu thay vì chỉ tiếp thu các kiến thức được cung cấp sẵn

  • Học để làm: Chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để bước vào thế giới công việc không ngừng thay đổi của tương lai

  • Học để tồn tại: Học sinh hiểu hơn về bản thân, trả lời được những câu hỏi về sự tồn tại trong cuộc sống, biết suy tư đa chiều về bản thân và thế giới xung quanh. 

  • Học để chung sống: Học sinh tìm hiểu về cộng đồng và cuộc sống xung quanh, các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa. Những kỹ năng trên được thể hiện qua các dự án xã hội, hoạt động cộng đồng, câu lạc bộ của học sinh toàn cấp.

 

Các tiết kịch nghệ với giáo viên bản xứ dày dặn chuyên môn, kinh nghiệm, được triển khai từ Tiểu học giúp bồi đắp tình yêu với ngoại ngữ, trau dồi thói quen và động lực học tập suốt đời cho học sinh Olympia