Cùng khám phá tiết đọc sáng tạo trong môn Tiếng Anh tại Tiểu học Olympia

Tiết đọc tại Olympia không đơn thuần bắt đầu từ việc “mở một trang sách ra” hay học những từ vựng mới, thay vào đó, chương trình được triển khai với cách thiết kế theo bậc tư duy: “See – Think – Wonder”, chú trọng phát triển tư duy và tính sáng tạo, dựa trên thành tựu nghiên cứu kỳ công về Tư duy trực quan (Visible Thinking) của Viện nghiên cứu giáo dục Harvard Project Zero, trực thuộc Đại học Harvard.
Hoạt động đọc sáng tạo giúp học sinh được liên kết những gì mình đã biết với những điều muốn tìm hiểu, từ đó khuyến khích học sinh tò mò khám phá và kết nối với thế giới bên ngoài một cách tự nhiên nhất. Hoạt động này được rèn luyện định kỳ trong tiết đọc (Bookworm) của môn Tiếng Anh, nhằm củng cố thói quen đọc sâu, học sâu, phát triển tính tò mò và sáng tạo của học sinh ngay từ những năm tháng học tập đầu đời.
 

Tiết đọc bắt đầu bằng…một bức tranh thay vì một cuốn sách hay một câu chuyện cụ thể
 
Cụ thể, hoạt động “SEE-THINK-WONDER” trong tiết học sẽ bắt đầu như sau:
 
WHAT DO YOU SEE? (Con nhìn thấy gì?) Học sinh được quan sát kỹ một bức tranh/video từ giáo viên. Thói quen quan sát tỉ mỉ là điều không dễ dàng đạt được, vì đa phần chúng ta chỉ nhìn và lướt qua những điều xung quanh một cách đơn giản và nhanh chóng.  Do vậy, bước đầu tiên – See (quan sát) sẽ rèn luyện cho các bạn nhỏ được kỹ năng và thói quen này. 
WHAT DO YOU THINK ABOUT THAT? (Con nghĩ gì về nó? Và tại sao?) Sau khi quan sát, con nghĩ gì về những điều mình nhìn thấy
WHAT DOES IT MAKE YOU WONDER? (Con có thấy điều gì lạ lẫm và muốn biết thêm không?): học sinh tiếp tục tưởng tượng, suy đoán câu chuyện sẽ phát triển theo hướng nào.
 
Những câu hỏi này lần lượt được các bạn học sinh suy nghĩ và trả lời, thảo luận trên lớp. Sau khi “See – Think – Wonder” kết thúc, cả lớp sẽ bước vào đọc câu chuyện đó. Rất nhiều bạn ngạc nhiên và thú vị bởi dự đoán của mình giống hệt hoặc khác hẳn những gì diễn ra trong sách.
 
Một ví dụ về tiết đọc Bookworm của học sinh lớp 4 như sau:
Khi dạy học sinh về các công việc trong gia đình, giáo viên cho học sinh nói ra những việc nhà con đang giúp đỡ bố mẹ, quan sát bìa sách để nói ra những suy nghĩ của mình về nhân vật xuất hiện trên bìa sách và từ đó đoán nội dung cuốn sách. Thao tác “Think Aloud” (nói ra suy nghĩ của mình) sẽ giúp trẻ tự tin khi cùng nhau đưa ra suy nghĩ của mình và điều tuyệt vời, nhân văn hơn cả là mọi ý tưởng đều được chấp nhận. 
 

Hoạt động đọc được thiết kế trực quan giúp học sinh tư duy ngôn ngữ tốt hơn
 
Thực tế, những thành quả của “See – Think – Wonder” nhiều khi vượt sức tưởng tượng của người lớn. Điều này được rèn luyện, củng cố trong suốt chương trình học trên lớp giúp cho học sinh Olympia phát triển rất tốt sự sáng tạo cũng như tạo được thói quen tư duy sâu của mình.
 
Sau khi đọc xong cuốn sách, phần cuối của tiết học sẽ dành thời lượng để các bạn học sinh viết phản chiếu (thay đổi nội dung câu chuyện, viết lại một phần câu chuyện, đóng vai một nhân vật trong câu chuyện kể lại nội dung, sáng tác thành truyện tranh...). Cấu trúc tiết học chặt chẽ, được thiết kế theo sự phát triển các bậc tư duy, học liệu đa dạng phong phú đã khẳng định chất lượng của chương trình Tiếng Anh Olympia.
 
Ba thói quen tư duy này khuyến khích phụ huynh cùng đồng hành, rèn luyện với con ngay cả khi đi chơi hay lúc đọc sách, trong quán cà phê hay trên ô tô. Như vậy, ở mọi “điểm chạm”, con đều được va đập với những thói quen tư duy hữu ích.
 

TS. Nguyễn Chí Hiếu - người cố vấn và trực tiếp thiết kế chương trình Tiếng Anh cho Olympia. TS. Nguyễn Chí Hiếu từng đoạt học bổng toàn phần A-level của Trường Cambridge Tutors College (Anh) năm 2002; là sinh viên giỏi nhất nước Anh năm 2004; là một trong 100 sinh viên giỏi nhất thế giới năm 2006... Anh cũng 5 lần đoạt giải thưởng dành cho trợ giảng và giảng viên xuất sắc tại Đại học Stanford; là thủ khoa chương trình MBA, Đại học Oxford năm 2016.
 

 

Chương trình tiếng Anh của trường PTLC Olympia được xây dựng dựa trên cách tiếp cận ngôn ngữ học thuật và tư duy (Cognitive Academic Learning Proficiency – CALP). Hướng tiếp cận này giúp học sinh, trong suốt lộ trình học phổ thông, phát triển tích hợp và toàn diện 04 kỹ năng ngôn ngữ (Nghe – Nói – Đọc – Viết), thay vì chỉ tập trung vào phần bề nổi của ngôn ngữ như phát âm hay kỹ năng giao tiếp thông thường.

Đọc thêm tại đây.